Search

Giới thiệu Bootstrap cho người mới bắt đầu

  • Share this:
Giới thiệu Bootstrap cho người mới bắt đầu

Trong các series trước, CNET đã cùng bạn đọc tìm hiểu và khám phá về HTML và CSS là 2 tiền tố cơ bản mà một lập trình viên cần biết khi bước vào thế giới lập trình Web. Hôm nay CNET sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu và khám phá một bước tiến mới - Bootstrap: Hành trình khám phá nền tảng phát triển web phổ biến nhất hiện nay. Bài viết này sẽ giới thiệu về Bootstrap để bạn đọc có thể hiểu một cách dễ dàng và hiệu quả, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực phát triển web. Với những kiến thức cơ bản và các ví dụ thực tế, CNET  sẽ  giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và thành thạo việc sử dụng Bootstrap cho dự án của mình.

  1. Giới thiệu cơ bản về Bootstrap.
  2. Các chức năng của Boostrap
  3. Cách cài đặt Bootstrap vào Website

1. Giới thiệu cơ bản về Bootstrap

Bootstrap là một framework front-end bao gồm HTML, CSS, và JavaScript. Nó là một mã nguồn mở và bao gồm các tập hợp các công cụ và tài nguyên để giúp việc thiết kế và phát triển trang web nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bootstrap được phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter và ra mắt lần đầu vào năm 2011.
Bootstrap bao gồm 3 file chính cơ bản mà được dùng nhiều bởi các lập trình viện, đó là:

  • Bootstrap.CSS: là framework chứa tất cả các thuộc tính CSS được tích hợp sẵn, giúp định dạng, thiết kế và xây dựng bố cực trang Web
  • Bootstrap.JS: chứa các file lập trình bằng ngôn ngữ Javascript, những file này có chức năng tạo tính tương tác giữa Website với người dùng, hiệu ứng động cho trang Web. Ngoài ra, nhiều lập trình viên sẽ sử dụng jQuery - một trong những mã nguồn mở của Javascript để tiết kiệm thời gian viết những dòng lệnh.
  • Glyphicons: là bộ thư viện gồm các icon, biểu tưởng có sẵn trong Bootstrap, tuy nhiên từ Bootstrap 4, Glyphicons đã không còn được tích hợp trực tiếp. Thay vào đó, các lập trình viên ưu ái sử dụng bộ thư viện icon Font Awesome với khả năng tương thích với Bootstrap nhất

2. Các chức năng của Boostrap

Để đáp ứng nhu cầu phát triển web ngày càng đa dạng và phức tạp Bootstrap đã cung cấp một số các chức năng cơ bản mang lại lợi ích để có thể phát triển giao diện người dùng trên trang web và ứng dụng web một cách tốt nhất. Một số chức năng cơ bản của Bootstrap có thể kể đến như:

  • Tích hợp sẵn Grid System: Dựa trên các cột và hàng để giúp lập trình viên có thể xây dựng và phát triển bố cục của trang Web thuận tiện và dễ dàng hơn. Đồng thời nó còn có bao gồm các thuộc tính CSS để xác định kích thước và vị trí của các phần tử trên các thiết bị khác nhau.
  • Các thành phần UI  phong phú: Các thành phần giao diện đã được thiết kế sẵn như Button, Form, thanh điều hướng, tag, table, image,.. được tích hợp và cung cấp sẵn tại Bootstrap, giúp xây dựng giao diện người dùng nhanh hơn so với code tay thông thường
  • Bao gồm các JavaScript Plugins: Ngoài HTML và CSS, Bootstrap còn bao gồm một loạt các plugin JavaScript như carousel, modal, popover, tooltip, collapse,... là các chức năng tương tác và hiệu ứng động, làm cho Website trở lên sinh động và tương tác với người dùng hơn.
  • Có sẵn Responsive Design: giúp giao diện của trang Web phù hợp với từng kích thước của các thiết bị laptop, PC, iphone,…
  • Tương thích với trình duyệt: Hỗ trợ các trình duyệt phổ biến hiện nay như Safari, Chrome,...

3. Cách cài đặt Bootstrap vào Website

Bằng những lợi ích mà Bootstrap mang lại nên vì vậy Bootstrap được ứng dụng cao trong việc phát triển Web ngày nay. Không chỉ vậy cách tải và cài đặt Boostrap trên Website cũng vô cùng dễ dàng, để làm được điều này, bạn đọc hãy chọn một trong những cách sau đây CNET giới thiệu để áp dụng:
Cài đặt trực tiếp: Tải Bootstrap từ trang chính thức của Bootstrap:
B1:Truy cập tới trang chính thức của Bootstrap 
B2: Chọn mục Download và phiên bản Bootstrap muốn tải và tiếp tục nhấn Download
B3: Giải nén tệp tải xuống và sao chép các tệp CSS và JavaScript vào thư mục của dự án web muốn nhúng Bootstrap
B4: Liên kết các tệp CSS và JavaScript của Bootstrap vào trang HTML  với các thẻ <link> và <script>.
Bạn đọc có thể tham khảo cách liên kết các tệp CSS và JavaScript vào HTML với ví dụ sau của CNET:

KD6eyV66J4MKLz48m-RP1ezgzetwRTx0AhGn8O0b2-6bFgWUf3MUQJTQ30KxrX4opsh5JEhlCu8a5Sp2sCFJeuXiEm0PMcpvioP5P-MtqeRSrQ4N47aMrUKGn-0viZI2Uv-sNOp6whFZTeoPSB5ojA

Sử dụng và cài đặt Bootstrap qua CDN (Content Delivery Network)
B1: Tương tự như trên, truy cập tới trang chính thức của Bootstrap 
B2: Chọn “CDN” và các liên kết CDN của Bootstrap để nhúng Bootstrap trực tiếp từ các máy chủ CDN
Bạn đọc có thể tham khảo cách liên kết các tệp CSS và JavaScript vào HTML qua CDN với ví dụ sau của CNET:

O_aXUh2XhKpAkxJ4qFo3SB-3bCFWZtUMRJdgn0hC3vqa7vJh-TPIvhgZS7tcavMZLo-4oDr8MhL4OYbxTuOBMeprMdZT8xn_6Xq6nsrVJpcag-Ypo5jP0AhHCQTsx-614PGDfJVeNbdWcre16nL0ZQ
Việc nắm vững Bootstrap sẽ giúp tăng cường hiệu suất làm việc và tạo ra những Web sinh động và hiệu quả hơn. Đừng ngần ngại khám phá và áp dụng Bootstrap vào dự án của để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và đừng quên the dõi các bài viết học thuật tiếp theo của CNET nhé.
Tham khảo về KHÓA HỌC LẬP TRÌNH WEB FULL-STACK tại Học viện công nghệ CNET

 

Thanh Lương

Thanh Lương