Search

Khóa học quản trị mạng Cisco CCNA tại Hải Phòng

  • Share this:
Khóa học quản trị mạng Cisco CCNA tại Hải Phòng

Khóa học quản trị mạng Cisco CCNA về cài đặt, vận hành, quản trị các dịch vụ mạng trên nền tảng công nghệ và thiết bị của hãng Cisco. CCNA (Cisco Certified Network Associate) là chứng chỉ kỹ thuật quốc tế dành cho các chuyên gia mạng được cấp bởi hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems của Hoa Kỳ.

BẠN ĐẠT ĐƯỢC KỸ NĂNG GÌ SAU KHÓA HỌC?

Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…

CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KHÓA HỌC

Phần 1: Kiến thức mạng máy tính cơ bản

Mục đích và tính năng của các thiết bị mạng
Lựa chọn thành phần, thiết bị mạng theo đặc tả
Sử dụng mô hình OSI, TCP/IP và các giao thức liên quan để giải thích dòng chảy dữ liệu trong mạng máy tính
Các ứng dụng mạng phổ biến
Mục đích và các hoạt động cơ bản của các giao thức trong mô hình OSI và TCP.
Xác định đường đi giữa 2 host trong mạng
Các thành phần cần thiết cho liên lạc mạng và Internet
Xác định và sửa lỗi mạng tại các tầng 1,2,3 và 7 theo phương pháp mô hình 7 lớp mạng
Phân biệt hoạt động và tính năng giữa 2 mạng LAN và WAN

Phần 2: Thực hành trên mạng LAN

Cấu hình, xác định và sửa lỗi switch, tạo các VLAN, kết nối nhiều switch
Lựa chọn thiết bị, cáp, cổng và giao diện phù hợp để kết nối switch với các thiết bị mạng khác và máy tính - host
Công nghệ và các phương pháp quản lý truy cập trên mạng Ethernet
Phân vùng mạng và quản lý traffic
Các khái niệm cơ bản về chuyển mạch và hoạt động của bộ chuyển mạch Cisco
Thực hiện và kiểm tra các nhiệm vụ cấu hình khởi tạo switch, quản lý truy cập từ xa
Kiểm tra trạng thái mạng và hoạt động của switch bằng các tiện ích cơ bản: lệnh ping, traceroute, telnet, SSH, arp, ipconfig), SHOW & DEBUG
Kiểm tra, mô tả và xử lý các vấn đề cơ bản trong mạng chuyển mạch như lỗi phần cứng, lỗi cấu hình, phân bổ tài nguyên,…
Cách tạo VLAN để phân tách logic mạng, truyền dữ liệu giữa các VLAN trên cùng một LAN
Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi:
VLAN Trunking trên Switch Cisco
Chuyển mạch giữa các VLAN
VTP - Hoạt động STP
Đọc hiểu báo cáo từ các lệnh sửa lỗi để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạng Cisco
Cấu hình các chức năng bảo mật cơ bản, bao gồm: port security, trunk access, ưu tiên truy cập giữa các VLAN,…

Phần 3: Cấu hình Cisco Switch

Cấu hình địa chỉ IP và dịch vụ IP phù hợp với mạng văn phòng cỡ vừa
Hoạt động và tính năng của địa chỉ IP cá nhân, công cộng
Hoạt động và tính năng của DHCP
Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi DHCP và DNS (bao gồm CLI/SDM)
Triển khai dịch vụ định địa chỉ động và tĩnh cho các host trong mạng LAN
Tính toán và sử dụng cấu trúc địa chỉ theo thiết kế địa chỉ VLSM IP
Xác định các cấu trúc địa chỉ dùng VLSM và yêu cầu cơ bản của một mạng LAN/ WAN

Phần 4: Cấu hình Cisco Router

Cấu hình và hiểu các giao thức định tuyến: RIP, OSPF, EIGRP
Cơ chế chuyển mạch: packet forwarding, router lookup process
Hoạt động của router Cisco: router bootup process, POST, các thành phần router
Lựa chọn thiết bị, cáp, cổng và giao diện phù hợp để kết nối router với các thiết bị mạng khác và host
Truy cập và thiết lập các biến cơ bản trên router, bao gồm CLI/SDM
Kết nối, cấu hình và xác định trạng thái hoạt động của giao diện thiết bị
Kiểm tra cấu hình thiết bị và trạng thái kết nối mạng dùng: ping, traceroute, telnet, SSH hoặc các tiện ích khác
Thực hiện, kiểm tra cấu hình chuyển mạch theo tĩnh, động, mặc định theo đặc tả cho trước
Quản lý các file cấu hình IOS, bao gồm save, edit, upgrade, restore
Quản lý cấu hình Cisco IOS
So sánh các phương pháp và giao thức chuyển mạch
Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi
Kiểm tra kết nối mạng, dùng: ping, traceroute, and telnet hoặc SSH
Sửa lỗi chuyển mạch
Thực thi các tính năng bảo mật cơ bản trên router

Phần 5: NAT và ACL

Cấu hình, kiểm tra, sửa lỗi NAT và ACL trong mạng văn phòng cỡ nhỏ
Phân loại các ACL theo chức năng
Cấu hình và sử dụng ACL dựa trên yêu cầu lọc gói tin trong mạng bao gồm CLI/SDM)
Cấu hình và sử dụng ACL để giới hạn truy cập telnet và SSH tới router
Kiểm tra, giám sát và sửa lỗi ACL trong môi trường mạng
Hoạt động cơ bản của NAT
Cấu hình NAT theo yêu cầu mạng cụ thể ( bao gồm: CLI/SDM)
Sửa lỗi NAT

Phần 6: Mạng WAN

Triển khai và kiểm tra kết nối mạng WAN
Phân biệt các phương thức kết nối mạng WAN khác nhau
Cấu hình và kiểm tra một kết nối WAN nối tiếp đơn giản
Sửa lỗi triển khai mạng WAN
Công nghệ VPN: vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các thành phần…


THỜI LƯỢNG:

  • Học 02 buổi/tuần, mỗi buổi 03 tiếng (Học viên chọn 1 trong 3 ba sáng, chiều, tối và ngày học)
  • Tổng thời lượng: 24 buổi (kéo dài 03 tháng)
  • Số học viên tối đa: 10 học viên/lớp

HỌC PHÍ: 4.400.000 đồng/học viên

TƯ VẤN & ĐĂNG KÝ:

  • Tại văn phòng Học viện công nghệ CNET: Tầng 4, tòa nhà 22 Lý Tự Trọng, Hồng Bàng, Hải Phòng
  • Email: cnetacademy@gmail.com
  • Fanpage: facebook.com/cnetacademy
  • Hotline: 0836 666 956
Admin Admin

Admin Admin

CNET Academy Administrator